NGÀNH TIẾNG VIỆT VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA DU LỊCH
1. Tên chuyên ngành đào tạo: Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam
2. Mã ngành: 7220101
3. Thời gian đào tạo: 4 năm.
4. Mục tiêu đào tạo
- Ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam (Vietnamese Language and Culture) là ngành học nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Ngành tập trung đào tạo các lĩnh vực về văn hóa, du lịch; về truyền thông báo chí và nghiên cứu sâu về ngôn ngữ, con người, xã hội Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử. Từ đó, góp phần bảo tồn những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập toàn cầu.
- Học ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội - nhân văn; những kiến thức nghề nghiệp để hoạt động, công tác hiệu quả trong các lĩnh vực: văn hoá, xã hội, du lịch, báo chí, văn thư - lưu trữ, công tác văn phòng,… và các kiến thức khác có liên quan đến chuyên ngành được đào tạo. Đồng thời, ngành còn đào tạo thêm về ngoại ngữ, tin học để sinh viên có thể hội nhập nhanh chóng với xu hướng quốc tế hóa trong thời đại công nghệ 4.0.
Học ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, sinh viên được trang bị các kĩ năng nghề nghiệp, kĩ năng mềm, các phẩm chất đạo đức; được đào tạo để có khả năng học tập suốt đời nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.
5. Cơ hội nghề nghiệp
Tốt nghiệp cử nhân ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, sinh viên có thể:
- Làm việc trong các cơ quan quản lý hành chính, giáo dục.
- Làm việc trong các cơ quan, tổ chức, thuộc lĩnh vực văn hóa, thông tin, thư viện, báo chí, phát thanh – truyền hình.
- Làm việc tại các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan.
- Giảng dạy tại các trường THCS, THPT, cao đẳng và đại học.
- Học thêm các chứng chỉ nghề ngắn hạn để hoạt động trong các ngành gần như: hướng dẫn viên du lịch; người dẫn các chương trình; tổ chức các sự kiện về văn hoá du lịch,…
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA DU LỊCH
1. Tên chuyên ngành đào tạo: Văn hóa Du lịch
2. Mã ngành: 7220101
3. Mục tiêu đào tạo: Tốt nghiệp ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, chuyên ngành Văn hóa du lịch, người học có được vốn kiến thức cơ bản về khoa học xã hội – nhân cùng kiến thức nghề nghiệp cần thiết đủ để hoạt động, công tác hiệu quả trong các lĩnh vực: văn hoá, xã hội, du lịch, báo chí, văn thư-lưu trữ, công tác văn phòng,… và các lĩnh vực khác có liên quan đến chuyên ngành được đào tạo. Bên cạnh đó, người học còn được trang bị các kĩ năng nghề nghiệp, kĩ năng mềm, các phẩm chất đạo đức, có khả năng học tập suốt đời để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.
4. Cơ hội nghề nghiệp: tốt nghiệp chuyên ngành Văn hóa du lịch, sinh viên có thể làm việc ở các lĩnh vực sau:
- Làm việc tại các sở ban ngành như Sở Văn hóa – Thông tin – Thể thao và Du lịch, thư viện, cơ quan báo chí, viện bảo tàng, văn phòng các cơ quan, đoàn thể thuộc khối hành chính, sự nghiệp.
- Làm việc tại các công ty, doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch, lữ hành, nhà hàng khách sạn.
- Nghiên cứu viên tại các viện thuộc lĩnh vực về văn hóa, du lịch.
- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng.
* Cơ hội trúng tuyển ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam và chuyên ngành Văn hóa du lịch
Có nhiều cơ hội trúng tuyển với số chỉ tiêu tuyển sinh mỗi năm của ngành khá cao (80 chỉ tiêu).
* Phương thức xét tuyển và tổ hợp xét tuyển ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam và chuyên ngành Văn hóa du lịch
Phương thức xét tuyển
Phương thức 1: Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ).
- Cách tính điểm: Lấy trung bình 02 học kỳ (học kỳ 1, 2 lớp 12) theo tổ hợp môn xét tuyển.
- Ngưỡng đầu vào: Tốt nghiệp THPT và tổng điểm 03 môn theo tổ hợp xét tuyển từ 18,0 điểm trở lên (kể cả điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng chính sách).
Phương thức 2: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Ngưỡng đầu vào (hay còn gọi là điểm sàn xét tuyển) căn cứ theo ngưỡng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố hàng năm (sẽ có Thông báo sau).
Phương thức 3: Xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM năm 2025.
Ngưỡng đầu vào: Tốt nghiệp THPT và có tổng điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025 đạt từ 600 điểm trở lên (kể cả điểm ưu tiên khu vực và đối tượng chính sách).
Phương thức 4: Xét kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào đại học (V-SAT).
Ngưỡng đầu vào: Tốt nghiệp THPT và có tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển từ 225 điểm lên (kể cả điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng chính sách) trở lên theo thang điểm 450 và không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển dưới 15,0 điểm.
Trường Đại học Bạc Liêu xét điểm kỳ thi V-SAT của hai năm gần nhất với năm tuyển sinh hiện hành (năm 2024, 2025).
Tổ hợp xét tuyển
NGÀNH XÉT TUYỂN |
MÃ NGÀNH XÉT TUYỂN |
PHƯƠNG THỨC/ TỔ HỢP MÔN XÉT TUYỂN |
|
CHỈ TIÊU
|
||
XÉT KẾT QUẢ THI TN THPT NĂM 2025 (45%) |
XÉT HỌC BẠ THPT (45%) |
XÉT KẾT QUẢ THI ĐGNL ĐHQG-HCM NĂM 2025 (5%)
|
XÉT KẾT QUẢ KỲ THI V-SAT (5%)
|
|||
Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam: - Văn hóa du lịch - Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam
|
7220101 |
Văn, Sử, Địa (C00); Văn, Toán, Sử (C03); Văn, Toán, Địa (C04); Văn, Toán, T. Anh (D01); Toán, Văn, Công nghệ; Toán, Văn, Tin học. |
Điểm thi |
C00; C03; C04; D01; D14; D15. |
80 |
Tổ hợp môn xét tuyển:
C00: Văn, Sử, Địa;
C03: Văn, Toán, Sử;
C04: Văn, Toán, Địa;
D01: Văn, Toán, Tiếng Anh;
D14: Văn, Sử, Tiếng Anh;
D15: Văn, Địa, Tiếng Anh.
* Môi trường học tập
Học ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam và chuyên ngành Văn hóa du lịch, sinh viên được tham gia vào môi trường học tập có chất lượng. Đội ngũ giảng viên có trình độ cao (thạc sĩ, tiến sĩ trở lên) và luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Cơ sở vật chất đáp ứng đủ nhu cầu học tập và giải trí của sinh viên. Trung tâm thông tin thư viện có hơn 10.000 đầu sách và phòng máy thoáng mát để phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu và học tập của sinh viên. Trong khuôn viên trường còn có Nhà thi đấu đa năng, đáp ứng nhu cầu giải trí, thể dục thể thao nâng cao sức khỏe cho sinh viên.
* Hoạt động thực tập, thực tế
Trong quá trình học tập ngành Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam và chuyên ngành Văn hóa du lịch tại Trường Đại học Bạc Liêu, sinh viên không những được trang bị những kiến thức cần thiết để đáp ứng mục tiêu đào tạo của ngành mà các em còn được tham gia vào các hoạt động thực tập, thực tế; hoạt động đoàn, hội; hoạt động phong trào văn nghệ, thể dục - thể thao, mùa hè tình nguyện,… Nhiều hoạt động bổ ích của sinh viên đã đạt được những kết quả rất tốt trong các hội thi giữa các trường đại học trong và ngoài khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, sinh viên còn được tham gia vào các Câu lạc bộ học thuật như CLB Cây bút trẻ và CLB Hướng dẫn viên du lịch. Đây là hai sân chơi bổ ích, sáng tạo và rất thiết thực cho các em. Các em sẽ được thỏa sức phát triển năng khiếu của bản thân trong các hoạt động sáng tác - cảm nhận ngôn ngữ văn học nghệ thuật; biểu diễn văn nghệ và thực hành các hoạt động văn hoá - du lịch.
*Thông tin liên hệ:
- Cô Lê Kiều Nương – Phụ trách BM Việt Nam học. Số điện thoại: 0974277402 (Số zalo). Email: lknuong@blu.edu.vn
- Cô Phạm Thị Kiều Trân – Giảng viêng BM Việt Nam học. Số điện thoại: 0949960603 (Số zalo). Email: ptktran@blu.edu.vn