Thứ Ba, 01/04/2025

NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

 

 

1. Ngành Tài chính - Ngân hàng là gì?

Tài chính - Ngân hàng là ngành học rất rộng, liên quan đến tất cả thành phần kinh tế trong mọi lĩnh vực có các hoạt động, mối quan hệ giao dịch bằng tiền tệ. Ngành học này nghiên cứu quá trình hình thành, cách thức vận hành, công cụ đo lường, cơ chế quản lý... của các dòng tiền đi ra và đi vào của các chủ thể trong nền kinh tế.

Ngành học này được thiết kế thành các chuyên ngành hẹp và sâu như: Tài chính doanh nghiệp, Tài chính công, Tài chính quốc tế, Thuế, Bảo hiểm, Ngân hàng trung ương, Ngân hàng thương mại, Thanh toán quốc tế, Phân tích tài chính... nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của các chủ thể trong từng lĩnh vực.

2. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo Cử nhân kinh tế ngành Tài chính - Ngân hàng có phẩm chất chính trị vững vàng; có đạo đức nghề nghiệp; có năng lực chuyên môn đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

Cụ thể, sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách nhiệm như sau:

- Kiến thức toàn diện về khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn; kiến thức nền tảng về kinh tế; và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng;

- Kỹ năng phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực i chính - ngân hàng;

- Kỹ năng tư duy logic, giao tiếp tích cực, làm việc nhóm hiệu quả.

- Năng lực làm việc độc lập, linh hoạt, sáng tạo; năng lực tự học và tinh thần học tập suốt đời đáp ứng đòi hỏi không ngừng của thị trường lao động.

- Ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm.

3. Cơ hội nghề nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng đảm nhiệm tốt vị trí việc làm là cán bộ quản lý tài chính tại các bộ phận tài chính – kinh doanh – kế toán của các tổ chức kinh tế - xã hội sau:

- Cơ quan quản lý nhà nước các cấp về tài chính – ngân hàng: Tài chính, Thuế, Kế hoạch và Đầu tư, Hải quan, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...;

- Các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính - tín dụng phi ngân hàng: công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư tài chính, quỹ tín dụng...;

- Doanh nghiệp của tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh; các dịch vụ tư vấn tài chính, kiểm toán;

Ngoài ra, người học còn có thể tự thành lập doanh nghiệp để khởi nghiệp.

5. Môn học tiêu biểu

- Các môn học chuyên ngành: Thuế, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính công, Tài chính quốc tế, Thị trường chứng khoán, Thanh toán quốc tế, Đầu tư tài chính, Quản trị rủi ro tài chính, Bảo hiểm, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nghiệp vụ ngân hàng trung ương, Thẩm định tín dụng, Quản trị ngân hàng thương mại …

- Bên cạnh đó, sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng còn cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa, thực tế chuyên môn, thực tập tốt nghiệp, các buổi báo cáo chuyên đề do các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng trình bày.

- Những tố chất của người học phù hợp với ngành Tài chính - Ngân hàng:

+ Có khả năng tính toán, tư duy logic và trí nhớ tốt.

+ Luôn trung thực, cẩn trọng, chính xác.

+ Có sự đam mê, sáng tạo, năng động.

6. Phương thức xét tuyển

Năm 2025, Trường Đại học Bạc Liêu tuyển sinh ngành Tài chính - Ngân hàng theo 4 phương thức xét tuyển như sau:

- Phương thức 1: Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ)

+ Cách tính điểm: Lấy trung bình 02 học kỳ (học kỳ 1, 2 lớp 12) theo tổ hợp môn xét tuyển.

+ Ngưỡng đầu vào: Tốt nghiệp THPT và tổng điểm 03 môn theo tổ hợp xét tuyển từ 18,0 điểm trở lên (kể cả điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng chính sách).

- Phương thức 2: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Ngưỡng đầu vào (hay còn gọi là điểm sàn xét tuyển) căn cứ theo ngưỡng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố hàng năm.

- Phương thức 3: Xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025

Ngưỡng đầu vào: Tốt nghiệp THPT và có tổng điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025 đạt từ 600 điểm trở lên (kể cả điểm ưu tiên khu vực và đối tượng chính sách).

- Phương thức 4: Xét kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào đại học (V-SAT)

Ngưỡng đầu vào: Tốt nghiệp THPT và có tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển từ 225 điểm (kể cả điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng chính sách) trở lên theo thang điểm 450 và không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển dưới 15,0 điểm.

Trường Đại học Bạc Liêu xét điểm kỳ thi V-SAT của hai năm gần nhất với năm tuyển sinh hiện hành (năm 2024, 2025).

7. Tổ hợp xét tuyển

          - Phương thức 1: A00 (Toán, Vật lí, Hóa học); C03 (Ngữ văn, Toán, Lịch sử); C04 (Ngữ Văn, Toán, Địa lí); D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh); D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh); Toán, Ngữ văn, Công nghệ.

- Phương thức 2: A00 (Toán, Vật lí, Hóa học); C03 (Ngữ văn, Toán, Lịch sử); C04 (Ngữ Văn, Toán, Địa lí); D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh); D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh); Toán, Ngữ văn, Công nghệ.

- Phương thức 3: Bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phương thức 4: A00 (Toán, Vật lí, Hóa học); C03 (Ngữ văn, Toán, Lịch sử); C04 (Ngữ Văn, Toán, Địa lí); D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh); D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh); D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh).

8. Bằng cấp

Sinh viên sẽ được nhận bằng Cử nhân ngành Tài chính - Ngân hàng do Trường Đại học Bạc Liêu cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

9. Thông tin liên hệ tư vấn

- Phòng Liên kết đào tạo, Phát triển nguồn nhân lực và Tuyển sinh: Cô Đinh Thị Huyền Cầm (Di động/Zalo: 0918 954 518, email: dthcam@blu.edu.vn); hoặc cô Nguyễn Thị Huyền Anh (Di động/Zalo: 0834 626 030, email: nthanh@blu.edu.vn).

- Bộ môn Tài chính - Ngân hàng: Cô Quách Thị Hải Yến (Di động/Zalo: 0919 727 903, email: qthyen@blu.edu.vn).

zalo
viber
OnTop