NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
(Chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản và Nuôi tôm công nghệ cao)
Mã ngành: 7620301
1. Ngành Nuôi trồng thủy sản là gì?
Là ngành đào tạo giúp người học có kiến thức chuyên sâu về khoa học dinh dưỡng của các loài động vật thủy sản. Sinh viên ngành Nuôi trồng thủy sản Khoa Nông nghiệp và Thủy sản, Trường Đại học Bạc Liêu sẽ được học tập trong một môi trường học tập tốt nhất, đầy đủ nhất về cơ sở vật chất; trại thực nghiệm; ứng dụng khoa học công nghệ vào đào tạo gắn liền với thực tế, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong việc chọn giống, sản xuất thức ăn, quy trình kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, thiết kế ao nuôi, phòng và trị bệnh cho các đối tượng nuôi trồng thủy sản nói chung.
Chương trình đào tạo tiên tiến, được tiếp cận với xu thế mới nhất về nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm công nghệ cao gắn kết với nhu cầu xã hội, mang tính quốc tế.
2. Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung
- Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có lòng yêu nước, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc; có kiến thức chuyên ngành vững chắc cả về lý thuyết và thực hành phục vụ cho sự phát triển bền vững của sản xuất tôm theo hướng hiện đại, an toàn và hiệu quả.
- Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản có khả năng làm việc độc lập, đảm nhận trực tiếp công tác kỹ thuật và quản lý tại cơ sở sản xuất, nuôi thương phẩm, nghiên cứu, đào tạo có liên quan đến Nuôi trồng thuỷ sản; có khả năng tiếp tục học tập ở các bậc sau đại học nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội trong sự nghiệp phát triể khao học công nghệ về lĩnh vực Nuôi trồng thuỷ sản nói chung.
Mục tiêu cụ thể
- Có kiến thức về lý luận chính trị, pháp luật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội làm nền tảng để tiếp thu tốt khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản. Đọc hiểu tài liệu Tiếng Anh, Tin học để phục vụ tốt cho học tập và nghiên cứu.
- Có kiến thức chuyên môn vững chắc về đối tượng thủy sản và môi trường nuôi, ứng dụng thành thạo các kỹ thuật sản xuất giống và nuôi trồng theo hướng hiện đại.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt trong xã hội, ứng xử linh hoạt trong mọi môi trường làm việc nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc tại các đơn vị tuyển dụng.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
3. Cơ hội nghề nghiệp
Ngành Nuôi trồng thủy sản và chuyên ngành Nuôi tôm công nghệ cao đem đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên. Cụ thể, sinh viên của ngành có thể đảm nhận một số công việc tại các đơn vị sau:
- Quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh: Cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lý, cán bộ thị trường.
- Cơ quan quản lý nhà nước: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông tại các tỉnh, huyện… trạm khuyến nông và các bộ, sở, ban ngành liên quan.
- Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nuôi trồng thủy sản, sản xuất giống và thức ăn thủy sản, sản xuất và chế biến thủy hải sản: nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân.
- Công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản, các Viện nghiên cứu: Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản, Viện Khoa học Nông nghiệp, Viện Hải dương học, Viện Di truyền.
- Cơ sở giáo dục đào tạo: đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề.
- Tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, quốc tế.
- Các cơ sở khác liên quan đến chuyên ngành đào tạo.
4. Môn học tiêu biểu
- Các môn học chuyên ngành: Kỹ thuật sản xuất giống Giáp xác, Kỹ thuật sản xuất giống Cá nước ngọt, Bệnh học thủy sản, Nuôi tôm công nghệ cao,…
- Môn học, học phần hấp dẫn: Thực tập tay nghề 1, Thực tập tay nghề 2, Rèn nghề 1, Rèn nghề 2, Tham quan thực tế nước lợ,…
- Những tố chất phù hợp với ngành: Đam mê nuôi trồng thủy sản (Tôm sú, Tôm thẻ chân trắng, Cá nước lợ ngọt,...), chịu khó, ham học hỏi, tỉ mỉ, trung thực, có trách nhiệm với công việc.
5. Phương thức tuyển sinh
- Phương thức 1: Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ).
+ Cách tính điểm: Lấy điểm trung bình 02 học kỳ (học kỳ 1 và 2 của lớp 12) theo tổ hợp môn xét tuyển.
+ Ngưỡng đầu vào: Tốt nghiệp THPT và tổng điểm 03 môn theo tổ hợp xét tuyển từ 18,0 điểm trở lên (kể cả điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng chính sách).
- Phương thức 2: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Ngưỡng đầu vào (điểm sàn xét tuyển) căn cứ theo ngưỡng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố hàng năm.
- Phương thức 3: Xét kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM năm 2025.
Ngưỡng đầu vào: Tốt nghiệp THPT và có tổng điểm thi Đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM năm 2025 đạt từ 600 điểm trở lên (kể cả điểm ưu tiên khu vực và đối tượng chính sách).
- Phương thức 4: Xét kết quả Kỳ thi đánh giá đầu vào đại học (V-SAT) năm 2024, 2025.
Ngưỡng đầu vào: Tốt nghiệp THPT và có tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển từ 225/450 điểm trở lên (kể cả điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng chính sách) và không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển dưới 15,0 điểm.
6. Các tổ hợp xét tuyển
- Phương thức 1 và Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ) và Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 gồm 06 tổ hợp:
+ B00 (Toán, Hóa, Sinh)
+ B03 (Toán, Văn, Sinh)
+ B08 (Toán, Sinh, Tiếng Anh)
+ C02 (Toán, Văn, Hóa)
+ C04 (Toán, Văn, Địa)
+ Toán, Sinh, Công nghệ
- Phương thức 4: Xét kết quả Kỳ thi đánh giá đầu vào đại học (V-SAT) năm 2024, 2025 gồm 06 tổ hợp:
+ B00 (Toán, Hóa, Sinh)
+ B03 (Toán, Văn, Sinh)
+ B08 (Toán, Sinh, Tiếng Anh)
+ C02 (Toán, Văn, Hóa)
+ C03 (Toán, Văn, Sử)
+ D14 (Văn, Sử, Tiếng Anh)
7. Bằng cấp
Sinh viên sẽ được nhận Bằng cử nhân ngành Nuôi trồng thủy sản do Trường Đại học Bạc Liêu cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Thông tin liên hệ tư vấn
- TS. Lê Hoàng Vũ, Trưởng Bộ môn. ĐT: 0907.005.004
- ThS. Trần Thị Bích Như, Phó trưởng Bộ môn. ĐT: 0913.141.344